Cập nhật vào 22/06
Nước nhiễm chì là nguồn nước có chứa hàm lượng chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép (trên 0.015mg/L). Sử dụng nguồn nước nhiễm chì sẽ vô cùng độc hại,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây khuyết tật, chậm lớn ở trẻ nhỏ, tác động đến hệ tim mạch, thận, xương khớp và nhiều cơ quan khác.
Vậy nước nhiễm chì phải làm sao để xử lý sạch và hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:
1. Xác định nguyên nhân khiến nước bị nhiễm chì
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nguồn nước bị nhiễm chì, phải kể đến như:
- Rỉ sét từ các đường ống
Ống nước bị rỉ sét là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng nước bị nhiễm chì hiện nay. Các đường ống này thường được làm từ chì, kim loại nên sẽ dễ bị hoen gỉ khi nguồn nước sử dụng có tính axit cao. Lúc chì từ đường ống dễ phát tán ra ngoài và hòa tan trong nước.
- Do phản hóa học ứng trong nước
Phản ứng hóa học tự nhiên của một số chất như độ pH, oxy hòa tan, hàm lượng chất khoáng trong nước cũng có thể là nguyên nhân khiến chì được phân tán trong nước. Đặc biệt là những đường ống nước làm từ chì và đồng sẽ vô tình tạo thành một hệ pin Galvanic. Nó sẽ khiến nước như một dung dịch điện ly và dễ dàng hấp thụ chì hơn bao giờ hết.
- Nước thải từ các khu công nghiệp
Hoạt động xả thải nước nhiễm chì từ các nhà máy, xí nghiệp ra ao hồ, sông suối gần đó cũng khiến nước bị nhiễm chì. Nguồn nước này sẽ ngấm xuống đất và mạch nước ngầm. Khi con người và những sinh vật gần đó sử dụng nguồn nước ngầm này sẽ bị nhiễm chì trực tiếp.
- Do hoạt động khai thác khoáng sản
Việc khai thác khoáng sản cũng vô tình khiến nguồn nước bị nhiễm chì. Nguyên nhân là bởi nguồn nước khi đi qua các mỏ khai thác sẽ đem theo một lượng nhỏ kim loại. Tuy lượng kim loại này không đủ để gây độc hại cho người nhưng nếu sử dụng nguồn nước này lâu dài sẽ gây tích tụ chì, kim loại nặng và không tốt cho sức khỏe.
- Do tự nhiên
Nguồn nước mặt trong tự nhiên khi ngấm xuống đất sẽ vô tình tiếp xúc với đá vôi và kim loại. Từ đó khiến nước bị nhiễm chì cùng nhiều kim loại nặng khác, gây độc hại cho môi trường và sinh vật xung quanh.

2. Cách xử lý nguồn nước bị nhiễm chì hiệu quả
2.1. Dùng máy lọc nước RO
Một trong những cách xử lý nước bị nhiễm chì hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất là sử dụng máy lọc nước RO. Đây là một dòng máy lọc nước hiện đại với hệ thống lọc chất lượng có khả năng lọc bỏ gần như hoàn toàn các kim loại nặng, vi khuẩn, chất bẩn và mang đến nguồn nước đầu ra tinh khiết.
Máy sử dụng cơ chế thẩm thấu ngược kết hợp cùng quá trình chuyển động của các phân tử thông qua áp lực nước từ máy bơm. Những hạt phân tử nước có kích thước nhỏ nhất sẽ lọt qua hệ thống lõi lọc, từ đó giúp loại bỏ nhiều kim loại nặng như chì, sắt, kẽm,… ra khỏi nguồn nước, đảm bảo nguồn nước đầu ra sạch và tinh khiết nhất.

Công dụng nổi bật của máy lọc nước RO không thể bỏ qua gồm:
- Lọc và loại bỏ tới 99% vi khuẩn, tạp chất, kim loại nặng trong nước.
- Bổ sung thêm nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người
- Đảm bảo nguồn nước đầu ra sạch và hoàn toàn tinh khiết, có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi
- Tiết kiệm chi phí, dễ sử dụng, có thể ứng dụng rộng rãi tại nhiều gia đình, cơ quan, xí nghiệp,….
Đặc biệt, một số dòng máy lọc nước hiện nay còn có chức năng làm nóng và làm lạnh nhanh chóng, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người dùng. Vì thế, để tìm mua được loại máy lọc nước nóng lạnh tốt và phù hợp nhất với gia đình, bạn nên tham khảo thông tin các dòng máy đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Mutosi. Điều này sẽ đảm bảo gia đình bạn sở hữu được chiếc máy tốt và chất lượng nhất.
Hiện nay, giá bán máy lọc nước RO khá đa dạng, trung bình khoảng 4.000.000 – 15.000.000đ tùy dòng và công nghệ của máy.
2.2. Sử dụng máy lọc nước tổng đầu nguồn
Một cách khác để loại chì trong nước là sử dụng máy lọc nước tổng ở đầu nguồn. Với cách này, bạn có thể xử lý nước ở đầu nguồn một cách dễ dàng như loại bỏ kim loại nặng, xử lý nước bị phèn, chua, nước nhiễm mặn,….
Máy sử dụng hệ thống bộ lọc chất lượng có cao có khả năng loại bỏ kim loại nặng, tạp chất, khử phèn chua, khử mặn,…. Nguồn nước đầu ra đảm bảo sạch, an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, máy có công suất lớn nên có thể sử dụng để lọc nước sinh hoạt cho gia đình.
Công dụng nổi bật:
- Loại bỏ kim loại nặng, cặn bẩn trong nước
- Xử lý nước bị phèn chua, nước nhiễm mặn hiệu quả
- Cho nguồn nước đầu ra sạch, công suất lớn, đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước sinh hoạt hàng ngày của các gia đình.
Hiện nay, giá bán máy lọc nước tổng đầu nguồn vào khoảng 3.000.000 – 20.000.000đ tùy theo dòng máy và chất lượng bộ lọc.

Như vậy, có thể thấy nước nhiễm chì vô cùng độc hại với sức khỏe con người và môi trường. Hy vọng với những chia sẻ về cách xử lý nước bị nhiễm chì trên bên sẽ hữu ích và giúp gia đình bạn luôn có được nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng.